Hợp đồng lao động vô hiệu là gì? Trường hợp được tạm hoãn HĐLĐ

Hợp đồng lao động (HĐLĐ) có vai trò rất quan trọng khi đi làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng lưu tâm về những trường hợp HĐLĐ bị vô hiệu. Cùng Vina Group tìm hiểu kỹ hơn hợp đồng lao động vô hiệu là gì qua bài viết cũng như các lưu ý để tránh gặp phải trường hợp này.

Hợp đồng lao động vô hiệu là gì?

Luật Lao động 2019 không nêu khái niệm cụ thể về HĐLĐ vô hiệu. Việc định nghĩa chỉ dựa trên những điều kiện của HĐLĐ có hiệu lực. HĐLĐ vô hiệu là HĐ không đáp ứng đúng giá trị pháp lý ràng buộc người sử dụng lao động và người lao động từ thời điểm xác lập theo đúng quy định pháp luật.

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU vina group

HĐLĐ vô hiệu được chia thành hai loại: hợp đồng vô hiệu toàn bộ và từng phần.

  • HĐLĐ vô hiệu toàn phần:

+ Toàn bộ phần nội dung của HĐLĐ đều trái pháp luật: theo Điều 21 thuộc luật lao động 2019, hướng dẫn tại Điều 3, thông tư 10/2020/TT-BLDTBXH về hướng dẫn thi hành nội dung HĐLĐ.

+ Người tham gia giao kết HĐ không đúng theo thẩm quyền hoặc vi phạm với nguyên tắc về giao kết HĐLĐ theo khoản 1 thuộc Điều số 15 của bộ luật.

Người không đúng thẩm quyền là người không được phép giao kết HĐLĐ nhưng lại tiến hành ký HĐ, điều kiện:

  • Với người lao động: Đủ 18 tuổi trở lên (hoặc từ 15 tuổi nhưng có sự đồng ý bằng văn bản của người là đại diện pháp luật); người lao động được uỷ quyền hợp pháp để giao kết HĐ.
  • Với người SDLĐ: Người đại diện pháp luật của công ty, tổ chức hoặc người được uỷ quyền theo đúng quy định pháp luật; người đứng đầu công ty có tư cách pháp nhân hoặc người được uỷ quyền; người đại diện tổ chức không có tư cách pháp nhân hoặc người được uỷ quyền.

Nguyên tắc về giao kết HĐLĐ được quy định tại Điều 7 luật Lao động 2019, bao gồm: tự nguyện, thiện chí, hợp tác, bình đẳng, tôn trọng lợi ích và quyền hợp pháp của đôi bên. Vi phạm một trong những nguyên tắc này đều khiến cho HĐLĐ bị vô hiệu.

+ Công việc giao kết trong HĐLĐ bị pháp luật cấm: vận chuyển, sản xuất, buôn bán ma tuý, sử dụng lao động chưa đủ tuổi thành niên…

  • HĐLĐ vô hiệu từng phần: Nội dung của một phần trong HĐLĐ vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng tới các phần còn lại.

Luật lao động 2019, Điều 21 có nêu những nội dung bắt buộc của HĐLĐ gồm:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động: họ tên, chức danh người thực hiện giao kết HĐ phía người SDLĐ.
  • Tên, ngày sinh, địa chỉ, nơi ở, giới tính, số CCCD (hoặc hộ chiếu) của người lao động tham gia giao kết HĐ.
  • Nơi làm việc.
  • Công việc.
  • Thời hạn.
  • Mức lương, cách trả lương, thời gian trả lương, phụ cấp, các khoản bổ sung.
  • Chế độ nâng lương, nâng bậc.
  • Thời gian nghỉ ngơi, làm việc.
  • Trang thiết bị phục vụ công việc, bảo hộ công việc.
  • BHTN, BHXH, BHYT.
  • Chế độ bồi dưỡng, đào tạo, nâng trình độ

Ví dụ theo khoản 2 thuộc Điều 90, luật lao động 2019, mức lương công việc không thấp hơn lương tối thiểu. Nếu HĐ ghi nhận lương thấp hơn quy định này, phần nội dung về tiền lương sẽ bị vô hiệu.

Các trường hợp HĐLĐ vô hiệu từng phần phổ biến như: không trả lương trong thời gian thử việc, quy định về tiền lương thấp hơn quy định, quy định về lao động nữ không mang thai trong 03 năm làm việc đầu tiên, quy định sau khi nghỉ việc không được thực hiện một số công việc nhất định…

Những trường hợp HĐLĐ vô hiệu toàn bộ thường gặp như: ký sai thẩm quyền, công việc bị cấm, vô hiệu về thời hạn hoặc hình thức HĐ…

trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu hoàn toàn

Ai có thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu?

Theo Điều 50, Luật Lao động 2019, toà án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền này. Điều 401 luật Tố tụng dân sự 2015 cũng có nêu: người lao động, người SDLĐ, tổ chức đại diện cho tập thể lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu tới Toà án.

Việc tuyên bố HĐLĐ vô hiệu sẽ làm chấm dứt (vô hiệu toàn bộ) hoặc thay đổi quan hệ lao động theo HĐ (vô hiệu từng phần).

Nguyên nhân khiến hợp đồng lao động vô hiệu

  • HĐ bị vi phạm: Khi một hoặc cả hai bên vi phạm điều khoản, điều kiện trong HĐLĐ, vi phạm về nguyên tắc hoặc quy định về lao động do pháp luật quy định. Nếu một bên vi phạm, bên còn lại có quyền yêu cầu vô hiệu hoá HĐ.
  • Kỷ luật: Khi nhân viên vi phạm quy định nội bộ hoặc quy tắc của doanh nghiệp, có hành vi không đúng, không phù hợp với kỷ luật, văn hoá doanh nghiệp, công ty có thể chấm dứt HĐLĐ.
  • Hiệu lực pháp lý: Trong một số tình huống như: HĐ bị giả mạo, mượn hồ sơ làm HĐ, có dấu hiệu đe doạ hoặc lừa đảo khi ký kết, HĐLĐ cũng sẽ bị vô hiệu.
  • Thỏa thuận hai bên: Khi người lao động và người sử dụng lao động cùng đồng ý thông qua thỏa thuận hoà giải hoặc chuyển đổi điều kiện kinh doanh, đôi bên đồng ý vô hiệu hoá HĐLĐ.
  • Thay đổi về tổ chức: Khi công ty trải qua các thay đổi như sáp nhập, mua lại, phá sản, HĐLĐ cũng bị vô hiệu.
  • Khả năng làm việc, lý do y tế: Khi người lao động gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc, không đáp ứng năng lực làm việc, công ty có thể chấm dứt HĐLĐ.

Xử lý các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu và quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng lao động vô hiệu ảnh hưởng gì đến người lao động?

HĐLĐ bị vô hiệu có thể gây ảnh hưởng tới quyền, nghĩa vụ của các bên.

  • Ảnh hưởng quyền lợi, nghĩa vụ các bên: Khi HĐLĐ bị vô hiệu, người lao động và người SDLĐ không còn phải tuân thủ theo những điều kiện thỏa thuận, dẫn đến mất đi các lợi ích đã cam kết cũng như không cần thực hiện nghĩa vụ theo HĐ.
  • Hậu quả pháp lý: người SDLĐ có thể đối mặt với yêu cầu bồi thường thiệt hại từ người lao động.
  • Mâu thuẫn pháp lý: HĐLĐ bị vô hiệu có thể dẫn đến các mâu thuẫn về pháp lý, kiện tụng giữa các bên liên quan như công đoàn, người lao động…

Giải quyết hợp đồng lao động vô hiệu

Như vậy, các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu cần xử lý ra sao?

Với HĐLĐ vô hiệu từng phần

Điều 9 thuộc Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về việc xử lý HĐLĐ vô hiệu từng phần như sau:

+ Khi HĐLĐ bị tuyên bố là vô hiệu từng phần, người SDLĐ và người lao động cần thực hiện sửa đổi và bổ sung thêm cho phù hợp với quy định của pháp luật và thoả ước lao động.

+ Trong thời gian HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu tới khi sửa đổi xong, quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên được giải quyết theo thỏa ước về lao động tập thể. Nếu không có thoả ước về lao động tập thể thì giải quyết theo quy định pháp luật.

+ Trường hợp HĐLĐ bị vô hiệu có tiền lương thấp hơn quy định của pháp luật, đôi bên cần xem xét và thỏa thuận lại mức lương. Người SDLĐ có trách nhiệm xác định phần chênh lệch để hoàn trả tương ứng với thời gian làm việc thực tế của người lao động.

+ Trường hợp hai bên không thể thống nhất được việc bổ sung, sửa đổi đối với HĐLĐ đã tuyên bố vô hiệu thì:

  • Chấm dứt HĐLĐ.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên theo HĐLĐ đến khi chấm dứt thực hiện theo khoản 2 của Điều này.
  • Giải quyết về chế độ trợ cấp cho người lao động thôi việc theo đúng quy định ở Điều 8 thuộc Nghị định 145/2020.
  • Thời gian làm việc theo HĐ đã bị vô hiệu được tính là thời gian người lao động đã làm việc cho người SDLĐ để làm căn cứ thực hiện các chế độ về lao động theo quy định pháp luật.
  • Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền giải quyết bởi Tòa án theo luật Tố tụng dân sự.

Với HĐLĐ vô hiệu toàn bộ

Cách xử lý HĐLĐ bị tuyên bố là vô hiệu toàn bộ được quy định tại Điều 10 và 11 thuộc Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

+ Người lao động và người SDLĐ ký lại HĐ theo đúng quy định

+ Quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động từ thời điểm bắt đầu làm việc (theo HĐ đã bị vô hiệu) tới khi ký lại HĐ như sau:

  • Nếu quyền lợi không thấp hơn quy định pháp luật hoặc thoả ước về lao động tập thể thì được thực hiện theo nội dung của HĐ đã bị vô hiệu.
  • Nếu HĐ đã bị vô hiệu nói về quyền, lợi ích, nghĩa vụ của các bên vi phạm về pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các nội dung khác trong HĐ, quyền và lợi ích này được thực hiện theo khoản 2 thuộc điều 9 trong Nghị định 145/2020;
  • Thời gian thực tế người lao động đã làm cho người SDLĐ theo HĐ đã bị vô hiệu được lấy làm căn cứ để thực hiện chế độ về lao động theo pháp luật quy định.

+ Trường hợp không ký lại HĐLĐ:

– Chấm dứt HĐLĐ.

– Nghĩa vụ, lợi ích, quyền của người lao động từ khi bắt đầu làm việc cho người SDLĐ theo HĐ đã bị vô hiệu tới khi chấm dứt xong HĐLĐ thực hiện theo khoản 2.

– Giải quyết các chế độ về trợ cấp cho người lao động thôi việc theo đúng quy định ở Điều 8, Nghị định 145/2020.

+ Các vấn đề khác liên quan thuộc về thẩm quyền giải quyết do Tòa án theo luật tố tụng dân sự.

Lưu ý để tránh hợp đồng lao động bị vô hiệu

  • Xác định rõ điều kiện, điều khoản: Đảm bảo rằng HĐLĐ được lập thành văn bản, nội dung chi tiết, rõ ràng về điều kiện.
  • Tuân thủ đúng theo pháp luật về lao động: Nắm vững và tuân thủ các quy định về pháp luật lao động tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đang làm việc, gồm: thời gian làm việc, chế độ nghỉ, mức lương, an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ…
  • Rõ ràng về nghĩa vụ, quyền lợi: Đảm bảo rằng mọi quyền lợi, nghĩa vụ của người SDLĐ và người lao động được nêu công bằng, tránh có những hiểu lầm khi làm việc.
  • Tăng cường trao đổi: Để hạn chế tranh chấp hay hiểu lầm có thể xảy ra, hãy chủ động trao đổi để giải quyết các mâu thuẫn.
  • Đàm phán HĐ hợp lý: Trước khi ký kết HĐLĐ, bạn cần đảm bảo hai bên có đủ cơ hội, thời gian thảo luận, đảm bảo HĐ được lập theo đúng ý nguyện, tránh ép buộc.
  • Sử dụng tư vấn pháp lý hoặc HĐ mẫu: Đảm bảo HĐ được lập theo đúng các quy định của pháp luật.
  • Tham khảo công cụ ký HĐLĐ điện tử: HĐ điện tử có nhiều ưu điểm như linh hoạt, tiện lợi, giảm chi phí, bảo mật, dễ quản lý, dễ theo dõi và cập nhật.

Những chia sẻ trên đây của Vina group mong rằng đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hợp đồng lao động vô hiệu cũng như những nguyên nhân, hậu quả của tình trạng này, từ đó bảo vệ quyền lợi của bản thân khi đi làm.

TÌM VIỆC LÀM ĐA NGÀNH NGHỀ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo