Doanh nghiệp nên đầu tư cho “Phúc lợi nhân viên” hay “Tiền lương” để mang lại lợi ích tốt nhất?

Người lao động luôn rất quan tâm đến các chính sách Tiền lương và phúc lợi mà họ được nhận khi làm việc như một phần thưởng xứng đáng cho công sức đã bỏ ra, tiền lương và phúc lợi càng nhiều sẽ càng làm họ hạnh phúc. Riêng đối với doanh nghiệp, ngân sách cho hai hạng mục này lại được coi là một khoản đầu tư, mà một khi đã đầu tư thì phải có chiến lược hợp lí và phải sinh lời. Vậy, việc đầu tư vào Tiền lương hay Phúc lợi cho nhân viên, đâu sẽ là một khoản đầu tư mang lại hiệu quả tối ưu?

Phúc lợi nhân viên là gì? Tiền lương là gì?

Bộ luật Lao Động Việt Nam quy định: Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác”. Khi trả lương, doanh nghiệp phải trả bảng kê lương chi tiết cho người lao động.

Phúc lợi nhân viên, hay còn gọi là phúc lợi người lao động, được hiểu là nhiều loại hình hỗ trợ thêm của doanh nghiệp, nhưng không bao gồm tiền lương, bao gồm các loại phúc lợi bắt buộc như các loại bảo hiểm, trợ cấp từ Nhà Nước theo quy định pháp luật (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, ngày phép tiêu chuẩn, …); và các loại phúc lợi tự nguyện tùy theo điều kiện của doanh nghiệp.

Từ lâu, các hạng mục trong phúc lợi tự nguyện, bên cạnh mức lương được xem xét theo vị trí và năng lực làm việc, đã được xem là một trong những “thước đo” trong tiêu chí đánh giá một công ty hấp dẫn đối với người tìm việc. Thông thường, chi phí cho hai hạng mục này sẽ được trích xuất từ Quỹ Lương và Phúc lợi chung của doanh nghiệp. Trong mọi thời đại, các khoản chi phí luôn là một trong những vấn đề đau đầu của các nhà quản trị, đặc biệt với tình hình kinh tế ngày một cạnh tranh trong những năm gần đây, và còn nhiều thử thách trong bối cảnh Covid-19 chưa thể lường trước được.

Lợi ích khi doanh nghiệp đầu tư vào Tiền lương cho nhân viên

Tiền lương gần như được xem là yếu tố tiên quyết hàng đầu của người lao động trong việc chọn lựa một công việc. Nếu như phúc lợi nhân viên được xem là “thước đo” của một công ty tốt, thì tiền lương được xem là “thước đo” của một người đi làm, vì thông thường mức lương được hưởng theo năng lực. Đầu tư vào tiền lương cho các vị trí, đặc biệt là vị trí cần nhân lực trình độ cao, được xem là một sự đầu tư cần phải có để công ty có những nhân tài để phát triển các hoạt động của doanh nghiệp.

Lợi ích khi doanh nghiệp đầu tư vào Phúc lợi nhân viên

Phúc lợi nhân viên là một trong các mối quan tâm hàng đầu của người lao động, và cũng là yếu tố quan trọng thu hút nhân tài của doanh nghiệp. Một số phúc lợi nhân viên không bắt buộc thường thấy như: có thêm ngày phép (được nhận lương và không được nhận lương), chia sẻ cổ tức (lợi nhuận), bảo hiểm khám chữa bệnh cao cấp, trợ cấp ăn uống, đi lại, cung cấp trang thiết bị làm việc mới và hiện đại, … đã và đang dần trở nên quen thuộc và gần như là các phúc lợi “phải có” với những lao động trình độ cao ở các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM. Điều này vô hình chung tạo nên một sức ép cũng như một đòn bẩy dành cho doanh nghiệp: Nếu công ty chi tiêu cho ngân sách ở mục này nhiều để đảm bảo chế độ phúc lợi tốt cho người lao động, chắc hẳn sẽ thu hút được các nhân tài tận tâm cho công việc và cống hiến cho công ty. Vậy bài toán đặt ra là, nếu công ty không đầu tư cho mục này thì sao?

Còn đối với người lao động, tất nhiên họ sẽ rất mong chờ một công ty có nhiều phúc lợi nhân viên tốt, vì họ được mang đến cảm giác an toàn, được công ty chăm sóc. Giả dụ như “trong những lần phải chạy deadline”, nhân viên phải cần làm thêm ngoài giờ thì một điều khoản nhận được “phụ cấp tăng ca” cũng là một chút ấm lòng khiến họ cảm thấy an tâm và tập trung cho công việc của họ. Người lao động cũng biết rõ, phúc lợi mang lại cho họ nhiều lợi ích bên cạnh mức lương, cũng ngầm hiểu họ phải cống hiến thêm cho công ty, chí ít thì dễ chịu hơn trong tâm lý. Ban quản trị doanh nghiệp có những chính sách phúc lợi nhân viên tốt mang lại những người nhân viên tận tụy và trung thành, giảm chi phí cho các hoạt động tuyển dụng (đối với các vị trí thay thế), nâng cao tinh thần làm việc và gắn kết giữa các nhân viên với nhau.

Giữa Phúc lợi nhân viên và Tiền lương, đâu mới là sự lựa chọn đầu tư hợp lý hơn?

Nhìn lướt qua, doanh nghiệp thông thường phải có nghĩa vụ với 3 hạng mục thuế liên quan đến các khoản chi cho phúc lợi nhân viên: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Với nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp: các khoản chi phúc lợi hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và cần đầy đủ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Nếu doanh nghiệp chi cho các khoản có tính chất phúc lợi vượt quá một tháng lương bình quân thực tế trong năm tính thuế thì phần vượt thêm đó sẽ không được tính là chi phí hợp lý.

Đối với thuế giá trị gia tăng, theo Công văn 4005/TCT-CS, doanh nghiệp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các khoản chi phúc lợi tương ứng với các khoản được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nêu trên, và đáp ứng được các điều kiện về khấu trừ theo quy định.

Đối với thuế thu nhập cá nhân, nếu khoản phúc lợi này ghi rõ tên của người lao động được hưởng, hoặc trả bằng tiền mặt cho người lao động đó, thì sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động. Nếu các khoản này không ghi tên người lao động được hưởng mà chi chung cho toàn công ty thì sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động (Thông tư 111/2013/TT-BTC).

Như vậy, việc chi tiêu cho phúc lợi nhân viên và tiền lương nếu không cân nhắc kỹ về hình thức và cách thực hiện các khoản chi, doanh nghiệp và người lao động rất có thể sẽ phải có thêm các chi phí phát sinh để hoàn thành nghĩa vụ thuế, hoặc giá trị thực nhận về phúc lợi đã giảm đi một phần.

Hy vọng những chia sẻ trên đã phần nào giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn bao quát về vấn đề liên quan đến lợi ích khi đầu tư phúc lợi nhân viên hay tiền lương sao cho hợp lý nhất.

Hỗ trợ doanh nghiệp trên toàn quốc giải quyết các vấn đề nhân sự với chi phí siêu tiết kiệm, liên hệ tư vấn:

📞 028 627 825 86

📧 info@vina-group.vn

Thuế GTGT (VAT) 2023 được tính như thế nào?

Nghị định về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đã hết hiệu lực. Điều này đồng nghĩa với việc từ ngày 1/1/2023, thuế VAT sẽ trở về mức trước ngày 1/2/2022, tức nhiều mặt hàng sẽ không được giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% nữa.

Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15, trong đó có hướng dẫn giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% từ ngày 1/2/2022. Theo đó, một loạt nhóm hàng hóa đã được thực hiện giảm thuế VAT thêm 2% trong năm 2022. Vốn là loại thuế gián thu, nhưng vì là một trong những loại thuế phổ biến nhất, áp dụng đối với hầu hết sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, nên thuế VAT được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ. Vì thế, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hậu dịch bệnh, việc giảm thuế VAT được cho là sẽ giúp hạ trực tiếp giá thành sản phẩm, dịch vụ kích thích tiêu dùng nhiều hơn, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Giảm thuế VAT giúp kéo giảm giá hàng hóa, dịch vụ

Khi Nghị định được thực thi, không ít DN gặp khó khăn do quá trình triển khai thiếu đồng nhất. Nhưng, vượt qua những vướng mắc ban đầu, việc giảm thuế VAT đã được thực hiện và mang lại nhiều kết quả khả quan. Theo tính toán của Bộ Tài chính, với chính sách giảm thuế VAT, thu ngân sách Nhà nước năm 2022 giảm khoảng 49.400 tỉ đồng. Tuy nhiên, sự tích cực mà nó mang lại lớn hơn nhiều, khi toàn bộ xã hội đã được hưởng lợi từ chính sách thiết thực này. Giá đầu vào giảm giúp DN trực tiếp tiết giảm được chi phí, có thêm vốn để tái đầu tư, tăng khả năng mở rộng sản xuất. Giá đầu ra giảm, tuy DN không được lợi trực tiếp nhưng lại thu lợi gián tiếp nhờ cơ hội gia tăng doanh số, đẩy mạnh quy mô kinh doanh. Bởi vậy, về lý thuyết, giảm thuế VAT là giảm thu ngân sách, nhưng nhờ các tác động tích cực từ chính sách này và áp dụng thêm các biện pháp khác, thu ngân sách hiện đã dôi ra trên 270.000 tỉ, vượt xa con số hụt thu do giảm thuế VAT.

Lợi ích là thế, song theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP, chính sách giảm thuế VAT chỉ có hiệu lực từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022- điều này đồng nghĩa sau ngày 31/12/2022, chính sách giảm thuế VAT sẽ hết hiệu lực và trở lại như cũ. Hiện nay, vẫn chưa có quy định nào mới thay thế, nên từ ngày 1/1/2023, thuế VAT sẽ không được giảm 2% nữa. Tổng cục Thuế cũng đã có văn bản hướng dẫn các Cục thuế địa phương thực hiện theo đúng quy định. Được biết, nhiều hiệp hội đã có văn bản kiến nghị giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2023. Các hiệp hội cho rằng việc kéo dài chính sách giảm VAT 2% sẽ giúp DN có cơ hội phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Cụ thể, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc xem xét gia hạn chính sách giảm thuế suất thuế VAT, Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh (FFA) cho biết, dù đối mặt với khó khăn, thách thức nhưng trong năm 2022, các DN chế biến lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh vẫn cố gắng duy trì sản xuất, đảm bảo đời sống cho người lao động; cung ứng đầy đủ thực phẩm thiết yếu cho xã hội, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đó là nhờ Chính phủ, Bộ Tài chính đã có những chỉ đạo và chính sách hỗ trợ kịp thời, đặc biệt chính sách giảm thuế VAT 2% áp dụng từ ngày 1/2-31/12/2022 đã phát huy hiệu quả cao, tác động nhanh và trực tiếp tới DN và người tiêu dùng. Để hỗ trợ DN tiếp tục phục hồi, FFA kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét gia hạn chính sách giảm thuế VAT 2% đến 31/12/2023.

Tương tự, Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA) cũng cho rằng, năm 2022, khi dịch bệnh dần được kiểm soát, cùng với đó là sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ thông qua chính sách giảm thuế VAT, các DN trong ngành đã có dấu hiệu phục hồi tích cực. Việc giảm thuế VAT được coi là biện pháp trợ lực tài chính mạnh mẽ của Chính phủ đối với nền kinh tế, tạo động lực tốt cho sự phục hồi của DN, khuyến khích tiêu dùng. Bởi vậy, trong công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, VBA đề xuất Chính phủ xem xét kéo dài thời gian giảm thuế VAT 2% đến hết 31/12/2023, có thể xem xét áp dụng đối với tất cả DN.

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, đây là chính sách triển khai nhanh, DN hưởng lợi trực tiếp mà không cần quy trình, thủ tục phức tạp hoặc đợi phê duyệt hồ sơ. “Trong bối cảnh tình hình kinh tế chính trị thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp và triển vọng 2023 không mấy khả quan, nhiều DN Việt Nam đang trông chờ vào các chính sách điều hành, hỗ trợ hoạt động kinh doanh từ phía Chính phủ, một trong những chính sách cần tiếp tục thực hiện trong năm nay, đó là hoạt động giảm thuế VAT 2%”, ông Tuấn góp ý. Được biết, Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính đã đề xuất Chính phủ xem xét kéo dài tới hết năm 2023 một số chính sách hỗ trợ DN đã phát huy hiệu quả thiết thực trong giai đoạn đại dịch COVID-19, như: Chính sách giảm 2% thuế VAT, chính sách giãn, hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới theo Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ; các chính sách tín dụng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ…

**Theo báo CAND

📌Toong Vista Verde, 2 Phan Van Dang, Thanh My Loi Ward, District 2, HCMC, Viet Nam

📞028 627 825 86

📧info@vina-group.vn

Newsletters

Enter your email address here always to be updated. We promise not to spam!